Cập nhật kiến thức cho người mới vào nghề: 3 yếu tố làm nên SEO
Ai cũng mong muốn doanh nghiệp mình xuất hiện trong trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm nhanh chóng. Có rất nhiều người liên tục dùng các thủ thuật, kỹ thuật,… để chen chân lên top search. Nhưng thật ra họ chưa thực sự hiểu các yếu tố SEO chính xác để lên top tự nhiên.
Một điều không thể bàn cãi là Google luôn mong muốn đem lại những kết quả tìm kiếm (Search Engine Results Page – SERPs) tuyệt vời nhất cho người dùng hơn. Họ hướng đến hỗ trợ người dùng tìm kiếm được kết quả phù hợp nhất. Gợi ý các kết quả cung cấp cho người dùng nội dung giá trị và rõ ràng.
Không có người dùng nào muốn thấy một đường dẫn có tỷ lệ thoát trang (bounce rate) quá cao. Hay phải chờ tới hơn 15 giây để truy cập được vào website.
Khi doanh nghiệp lợi dụng kỹ thuật, thủ thuật quá nhiều; nghĩa là đã đi ngược lại kỳ vọng của người dùng. Cũng như “không cùng chí hướng” với bộ máy tìm kiếm hàng đầu thế giới này. Tất nhiên, Google không mấy ưa thích như vậy.
Bài viết dưới đây IFU xin gợi ý 3 yếu tố nền tảng SEO đến các nhà xuất bản nội dung trực tuyến. Mong bạn có cái nhìn nghiêm túc và SEO đạt kết quả tốt hơn.
Từ khóa
Khi bạn vào Google, bạn làm gì để bắt đầu tìm kiếm? Bất kỳ văn bản hay giọng nói bạn nào bạn đưa vào Google đều là từ khóa (keyword). Có thể chia thành nhiều tầng từ khóa, bao gồm từ khóa chính và từ khóa phụ.
Google dựa vào mối liên quan giữa các từ ngữ trong một nội dung (nói chung) để xem xét nội dung. Từ đó quyết định bài viết có ý nghĩa với người dùng đang tìm kiếm hay không.
Giờ đây học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) ngày càng tiên tiến. Khả năng nhận biết, kết nối dữ liệu của công cụ tìm kiếm càng nâng cao.
Hãy tập trung vào từ khóa và giá trị nội dung bạn muốn đem đến cho người xem của mình. Nếu bạn đã từng tìm kiếm trên Google thì chắc bạn sẽ hiểu rõ điều này.
Mức độ tín nhiệm
Chúng ta đang nói đến mức độ uy tín của tên miền, ‘ngôi nhà’ trực tuyến của bạn.
Dù bạn có nói trời bể về liên kết nội bộ (internal link), liên kết ra bên ngoài (external link). Dù là anchor text, link equity hay backlink,… Tất cả cũng đều để nhằm chứng minh cho Google thấy rằng: ‘ngôi nhà’ của bạn tốt hơn, an toàn hơn ‘ngôi nhà’ của người khác.
Bởi vậy hãy minh bạch, cẩn thận trong việc đưa ra quyết định sử dụng những thứ liên quan tới đường dẫn. Hãy đặt câu hỏi cho việc sử dụng một đường dẫn. Điều này có an toàn với người dùng không? Hoặc họ có muốn nó không?
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure). Đây là một giao thức kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS cho phép trao đổi thông tin một cách bảo mật trên Internet.
Trải nghiệm người dùng (UX)
Từ 2016, Google đã thử nghiệm các phương pháp cho phép họ triển khai lập chỉ mục cho công cụ tìm kiếm của họ lần đầu trên thiết bị di động. Ngày 26/03/2018, Fan Zhang (Software Engineer tại Google) đã thông báo trong một blog rằng: Google sẽ chính thức lập chỉ mục lần đầu với phiên bản di động (mobile-first indexing).
Điều đó có nghĩa là gì? Trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động là rất quan trọng. Trang web của bạn đã có phiên bản thân thiện dành cho thiết bị di động chưa? Nếu chưa, hãy làm điều đó ngay bây giờ.
Người dùng chỉ có 1-3s đợi chờ sự xuất hiện nội dung của một trang web, sau đó đa phần họ sẽ rời đi. Tốc độ tải trang là yếu tố tiên quyết trong trải nghiệm người dùng. Bởi nó xuất hiện trước khi người dùng nhìn thấy bất kỳ điều gì trên trang web của bạn.
Sau đó, bạn hãy quan tâm tới sơ đồ website (site map); đường dẫn ngược (breadcrum); các vị trí điều hướng (giúp người dùng di chuyển dễ dàng đến phần khác trên website). Cách trình bày nội dung trên trang web và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.
Làm sao để thực hiện tốt điều này? Hãy đặt mình là một người dùng bình thường để tạo nội dung và trình bày web. Sau đó cho người khác sử dụng thử website của bạn và quan sát trải nghiệm của họ. Hãy sử dụng thêm công cụ phân tích hành động người dùng trên website như Crazy Egg, Hotjar để đánh giá.
Kết luận
Có khoảng 200 yếu tố khác nhau để Google xem xét xếp hạng kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, tất cả đều bắt đầu từ người dùng. Bởi Google đặt việc đem lại giá trị tốt đẹp cho người dùng lên hàng đầu.
Ba yếu tố nền tảng SEO quan trọng mà bạn nên chú trọng khi tiến hành tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) là:
- Từ khóa
- Mức độ tín nhiệm
- Trải nghiệm người dùng (UX)
Nguồn: phamdinhquan.net
Mỹ Duyên