Năm 2021: Tình trạng thiếu hụt nguồn nước sẽ xảy ra ở Việt Nam?

659

Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn cho biết rằng; nhiều khu vực trên cả nước hiện nay có nguy cơ phải đối mặt với khả năng cao là bị thiếu hụt nguồn nước; bên cạnh đó tình trạng xâm nhập mặn vẫn đang tiếp tục diễn ra gay gắt từ năm ngoái ở đồng bằng Sông Cửu Long trong năm 2021.

Nguồn nước có khả năng cao bị thiếu hụt từ 20-50%

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết rằng; nguồn nước của các lưu vực sông phổ biến từ tháng 2 đến tháng 7/2021 đang bị thiếu hụt nghiêm trọng từ 20-50%. Thiếu hụt nhiều diễn ra trên lưu vực sông Thao; hạ lưu sông Lô.

Trong đợt tháng 1 và tháng 2/2021; tại vùng hạ lưu sông Hồng vươt trung bình nhiều năm từ 10 đến 20%. Mức nước thấp nhất ở hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội có thể đạt mức ngưỡng từ 0,2-0,3m vào tháng 2 hoặc có thể là tháng 3/2021. Từ tháng 6-7/2021; ở các lưu vực sông khu vực Bắc Bộ bắt đầu xuất hiện các đợt lũ nhỏ và vừa; mức báo động 1 sẽ diễn ra ở đỉnh lũ trên các sông phổ biến.

Nguồn nước có khả năng cao bị thiếu hụt

Tình hình nguồn nước khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên

Đối với khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, từ nửa cuối tháng 1 đến tháng 4/2021; mực nước trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm và theo xu thế xuống dần. Lưu lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN cùng kỳ từ 10-30%; riêng các sông ở Thanh Hóa; Nghệ An; Quảng Trị; Ninh Thuận và Bình Thuận thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 20-50%.

Thượng lưu các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên

Từ tháng 5 đến tháng 7/2021, trên thượng lưu các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 1-2 đợt dao động. Mực nước trên các sông biến đổi chậm và dao động theo điều tiết hồ chứa. Lưu lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10-50%; riêng các sông ở Nghệ An, Ninh Thuận và Bình Thuận thấp hơn TBNN cùng kỳ trên 50%.

Xem thêm: Dự báo thời tiết năm 2021: Một năm thời tiết khắc nghiệt

Xâm nhập mặn gia tăng từ cuối tháng 1/2021

Theo ông Vũ Đức Long – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết; hiện dòng chảy thượng nguồn về ĐBSCL suy giảm; xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế gia tăng và xâm nhập sâu tại các cửa sông chính từ nửa cuối tháng 1/2021.

Dự báo phạm vi xâm nhập mặn (4g/l) sâu nhất mùa khô năm 2021 tại các cửa sông Cửu Long khoảng 50-75km, trên các sông Vàm Cỏ từ 85-95km; sông Cái lớn từ 45-52km”, ông Long nhận định.

Theo thông tin của Ủy hội sông Mê Công quốc tế, từ ngày 5-24/1/2021, lưu lượng xả từ hồ chứa Cảnh Hồng (Trung Quốc) xuống hạ du sẽ duy trì ở mức 1000m3/s; sau đó sẽ vận hành bình thường trở lại. Sang nửa cuối tháng 1 đến cuối tháng 2/2021; tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công (tại trạm Kratie-Campuchia) về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 5-15%; từ tháng 3-5/2021, khả năng ở mức tương đương TBNN.

Tình trạng xâm nhập mặn và nguồn nước thiếu hụt ở Việt Nam

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long trong các tháng mùa khô năm 2021 biến đổi theo triều; ở mức cao hơn TBNN từ 0,1-0,3m.

Tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công; triều cường và còn nhiều biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV; có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Tại các vùng biển phía Nam, từ tháng 6/2021 cần lưu ý sóng cao trong trường hợp có gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh.

Trích dẫn từ baotainguyenvamoitruong.vn

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *