Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn đang mức báo động đỏ

1,305

Những ngày gần đây, các chỉ số về ô nhiễm không khí của các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội,… đang ở mức báo động đỏ. Để tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí; giảm thiểu tối đa những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe của toàn dân; và đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành chỉ thị về  đưa ra các phương án việc tăng cường kiểm soát việc ô nhiễm không khí.

Trong những ngày vừa qua, việc ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh vẫn có xu hướng ngày càng tăng; việc mức độ tăng ô nhiễm này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế; xã hội. Nguyên nhân cho sự ô nhiễm không khí này là do bụi; hoạt động xây dựng; khí thải từ các phương tiện giao thông; hoạt động từ các nhà máy công nghiệp với lượng thải lớn; diện tích cây xanh và mắt nước sạch chưa đạt được yêu cầu; việc tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các chương trình; quy định pháp luật; nhiệm vụ của kiểm soát ô nhiễm không khó chưa chặt chẽ và hiệu quả.

Ô nhiễm không khí vẫn đề không của riêng ai

Đến năm 2025 phải kiểm soát, dự báo được diễn biến chất lượng không khí

Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí bảo đảm hiệu quả, thực hiện kiểm soát chặt chẽ về chất lượng trong quan trắc môi trường không khí, công bố kết quả quan trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí cho cộng đồng. Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện việc đầu tư; đảm bảo đến năm 2025 phải kiểm soát; cảnh báo; dự báo được diễn biến chất lượng không khí tại các đô thị; vùng miền trên phạm vi cả nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung rà soát; hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩ; tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp; khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam; chất lượng không khí xung quanh tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam; hoàn thành trong quý IV năm 2021.

Ô nhiễm không khí từ các lượng thải của nhà máy công nghiệp

Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường

Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng; phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường; tổ chức triển khai thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; kịp thời hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường; nhất là các giải pháp hiệu quả đảm bảo ngăn ngừa; hạn chế; giảm thiểu bụi; khí thải trong hoạt động xây dựng công trình giao thông.

Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy có nguồn thải lớn; có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: nhiệt điện than; dầu khí; thép; hóa chất và phân bón hóa học; chế biến và khai thác khoáng sản v.v….

Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích; tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân không đốt phụ phẩm nông nghiệp và xử lý đúng quy định bảo vệ môi trường.

Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá tác động, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm không khí đến bệnh tật, sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trước hết tại các khu đô thị lớn, địa bàn tập trung nhiều nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm cao làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chất lượng không khí, các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí và cách khắc phục

Thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành

Đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải; thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố; phát triển giao thông phi cơ giới;…

Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc kéo dài gây ô nhiễm môi trường; tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính của các đô thị, thành phố để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, lặng gió. Thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông.

Đọc nhiều tin tức về môi trường hơn tại đây

Trích dẫn từ baotainguyenvamoitruong.vn

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *