Thái Nguyên: Phát động các chiến dịch bảo vệ môi trường

941

Năm 2021, để bảo vệ tốt diện tích rừng còn lại; chủ động hơn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng; lực lượng kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã phát động và tập trung triển khai các biện pháp nhằm để quản lý và bảo vệ rừng một cách hiệu quả; hạn chế tối đa các vụ cháy rừng và những vấn đề về thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng

Tính đến hết năm 2020 vừa qua; tỷ lệ trồng rừng và che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được thành tích tích cực là 46,7%. Để quản lý; bảo vệ rừng; phòng cháy chữa cháy rừng đạt hiệu quả tốt nhất; chi cục kiểm lân tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp chỉ đạo các đơn vị; ban; ngành trực thuộc để thúc đẩy công tác tuyên truyền về việc bảo vệ và phát triển rừng đến mọi người trên toàn quốc. Cần huy động và tăng cường trồng rừng các loại thân gỗ lớn; thâm canh rừng và chuyển trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. Trong năm 2020, nhờ sự chỉ đạo tận tình; Thái Nguyên đã triển khai tổ chức 86 lớp về tuyên truyền với hơn 5000 người tham gia về công tác quản lý và bảo vệ và phát triển rừng.

Đã phối hợp với Cảnh sát phòng cháy; phòng PC07; Công an tỉnh Thái Nguyên tổ chức huấn luyện về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và sử dụng vũ khí quân dụng; công cụ hỗ trợ cho 60 cán bộ kiểm lâm. Phối hợp với cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh tổ chức Diễn tập chữa cháy rừng năm 2020 tại xã Phúc Xuân; thành Phố Thái Nguyên; diễn tập chữa cháy rừng 5 xã tại huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ và huyện Định Hóa.

Các đơn vị ngành kiểm Lâm tỉnh Thái Nguyên tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ rừng.

Đọc thêm về bài viết Yên Bái: Đề ra chương trình tăng cường bảo vệ môi trường

Vai trò, trách nhiệm của chủ rừng được nâng cao

Ông Vũ Văn Phán, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cho biết: Công tác quản lý; bảo vệ; PCCCR đã được triển khai thực hiện tốt từ cơ sở; vai trò, trách nhiệm của chủ rừng được nâng cao. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm với các cấp, các ngành liên quan trong công tác bảo vệ rừng; truy quét chống chặt phá rừng; phối hợp xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng 3 tỉnh giáp ranh Thái Nguyên – Bắc Kạn – Lạng Sơn…

Đặc biệt, lực lượng kiểm lâm đã thường xuyên kiểm tra giám sát việc nuôi nhốt; vận chuyển động vật hoang dã trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Phối hợp với cơ quan liên quan tiếp nhận động vật rừng do người dân tự nguyện giao nộp; gồm 2 cá thể Cu li nhỏ; 2 cá thể Mèo rừng cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận chăm sóc. Phối hợp với Công an huyện Định Hóa kiểm tra cơ sở nuôi nhốt động vật rừng trái pháp luật tại huyện Định Hóa; thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra việc săn bắt các loài động vật hoang dã trái phép trên địa bàn. Trong năm qua, đã kiểm tra 3 cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã và tuyên truyền hộ gia đình tự nguyện bàn giao cá thể Gấu đang nuôi nhốt cho Trung tâm bảo tồn thiên nhiên.

 Thái Nguyên: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

Quan tâm tuyên truyền bảo vệ rừng bền vững

Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2021, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung triển khai thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Thực hiện trồng rừng tập trung 4.000 ha; khoán bảo vệ 24.350 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng 6.241 ha và hỗ trợ các xóm vùng đệm cho 65 xóm. Phấn đấu giảm 30% vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 10% diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2020.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Thực hiện các giải pháp để nâng cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR. Nâng cao năng suất chất lượng rừng; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tuyên truyền; vận động người dân trồng rừng gỗ lớn; chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng, tạo vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ tập trung; đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến gỗ. Thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ chức; cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; các dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản; ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động Lâm nghiệp.

 Nâng cao giá trị rừng trồng ở Thái Nguyên

Trích dẫn từ baotainguyenvamoitruong.vn

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *