Thông tin viêm não Nhật Bản và vaccine ngăn ngừa

614
vacxin viêm não nhật bản

Vào thời tiết mùa hè nắng nóng chính là thời gian bệnh viêm não Nhật Bản phát triển và hoành hành. Tiêm vắc xin phòng bệnh là rất quan trọng. Và, sau khi tiêm chủng phải theo dõi chặt chẽ. Hãy cùng IFU tìm hiểu một số lưu ý về bệnh và cách theo dõi trẻ sau khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không?

các triệu chứng cua viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính; hệ thần kinh trung ương bị tổn thương do tác động của virut. Vi rút này phát hiện năm 1935 từ các nhà khoa học Nhật Bản. Nguy cơ tử vong từ bệnh cho người lớn và trẻ em; để lại hậu quả nặng nề đối với trẻ dưới 15 tuổi. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ 2-6 tuổi (chiếm 75% trên người mắc bệnh). Viêm não Nhật Bản hầu như đều xuất hiện quanh năm; nhưng  vào tháng 5 đến tháng 7 là khoảng thời gian bệnh thường bùng phát mạnh mẽ. Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị; vì vậy, tiêm phòng vắc xin vô cùng quan trọng; đặc biệt đối với trẻ, giúp trẻ đề phòng được nguy cơ mắc bệnh cũng như các rủi ro có thể xảy ra.

Bệnh viêm não Nhật Bản không thể lây trực tiếp từ người sang người; mà phải truyền qua trung gian muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật mang vi rút (thường là lợn); rồi sau đó truyền bệnh cho người qua vết muỗi đốt. Muỗi có khả năng truyền bệnh viêm não Nhật Bản thì được gọi là véc tơ truyền bệnh. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng; tiếp xúc gần gũi hàng ngày với người bệnh không có khả năng làm lây bệnh.

Lịch tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản

Tiêm phòng cho trẻ đúng lịch trình

Việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh này. Tuy vậy, sau khi tiêm chủng phải thực hiện việc theo dõi chặt chẽ. Sau đây là một số lưu ý về bệnh và hướng dẫn theo dõi trẻ; chăm sóc sau tiêm vắc xin phòng viêm não.

Vắc xin viêm não Nhật Bản được dùng để dự phòng bệnh viêm não; cho mọi đối tượng người lớn và trẻ em khi đủ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc xin được đưa vào cơ thể qua đường tiêm dưới da. Mũi 1: Trong lần đầu tiên đến tiêm. Mũi 2: Cách mũi thứ nhất 1 – 2 tuần. Mũi 3: Sau mũi thứ nhất 1 năm. Cứ mỗi 3 năm nhắc lại một lần để duy trì khả năng miễn dịch. Nên tiêm phòng vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất ngay từ nhỏ.

Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm

theo dõi trẻ sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản

– Trẻ theo dõi tại nơi tiêm vắc xin trong vòng 30 phút, sau đó cho trẻ về và theo dõi tiếp tại nhà.
– Tại nhà, vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, cho trẻ ăn uống bình thường như mọi ngày. Đặc biệt không bôi, đắp bất kỳ loại thuốc, hóa chất hay vật gì vào chỗ tiêm để tránh kích ứng da gây nên tình trạng sưng đau và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
– Nếu trường hợp trẻ sốt trên 38,50C cần lau người bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ (tránh để trẻ bị nhiễm lạnh vào mùa lạnh).
– Khi thấy trẻ có một vài dấu hiệu sau: Trẻ khó thở, tím tái, quấy khóc, vật vã; nổi mề đay/ban đỏ toàn thân; trẻ sốt cao liên tục trên 390C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ; quầng đỏ sưng cứng tại vị trí tiêm có kích thước trên 2cm… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng xử trí phù hợp, kịp thời.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa trẻ  đi tiêm đúng lịch, tiêm đủ liệu trình và theo đúng phác đồ sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Đọc thêm nhiều bài viết tại đây.

Nguồn: benhvienthanhvubaclieu.com

Phạm Diểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *