Tổng hợp về kỹ năng chăm sóc nhà cho chị em gần xa
Chăm sóc nhà cần lưu ý điều gì? Có cần kỹ năng quản lý để chăm chút cho nhà cửa hay không? Hãy cùng chúng tôi khám phá.
Chăm sóc nhà là gì?
Có thể hiểu đơn giản, chăm sóc nhà là toàn bộ công việc liên quan đến ngôi nhà như đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, trang trí nhà cửa,…Với khối lượng công việc lớn như thế này, nếu không có kế hoạch quản lí chi tiết thì sẽ khó có thể làm được.
Ý nghĩa của việc chăm sóc nhà cửa
Ngôi nhà là nơi mà thành viên gia đình sinh hoạt. Do đó, chăm sóc ngôi nhà tốt sẽ khiến mọi người sống thoải mái và vui vẻ hơn. Một ngôi nhà đẹp, sạch, được quản lí tốt sẽ thể hiện lối sống gọn gàng, ngăn nắp của gia chủ.
Lý do cần phải học quản lý chăm sóc nhà
Tại sao nên học quản lí công việc chăm sóc nhà cửa? Hãy cùng tìm hiểu đáp án dưới đây.
Đảm bảo có môi trường sống tốt
Nếu bạn biết quản lý công việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, rõ ràng là không gian sống của bạn sẽ tốt hơn. Bạn sẽ có bầu không khí sạch sẽ, nhà cửa ngăn nắp và đẹp đẽ, đáng tự hào. Do đó, việc học cách quản lý công việc này là cần thiết.
Ảnh hưởng đến công việc
Thực vậy, nếu biết quản lý và chăm sóc nhà cửa một cách chu đáo, bạn sẽ được tin tưởng rằng, mọi công việc khác của bạn đều được lưu ý, chăm sóc chỉn chu và có khoa học.
Trong công việc, sự lưu ý cần thiết của bạn về việc tổ chức cũng như sắp xếp gọn ghẽ khoa học, cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian hoàn thành và hiệu suất công việc.
Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội
Bạn có thể mời cộng sự, đồng nghiệp,…đến thăm nhà hay làm việc tại nhà bạn vì một lý do hay dịp, hoặc dự án nào đó. Lúc này, không gian sống của bạn sẽ là một trong những yếu tố ấn tượng đầu tiên, phản ánh khá chính xác. Nó khiến người khác có cái nhìn nhận tích cực hay tiêu cực tức thì, liên quan đến chính khả năng công việc của bạn.
Quản lý và chăm sóc nhà cửa như thế nào cho hiệu quả?
Lập checklist
Soạn thảo danh sách những việc cần làm là yếu tố đầu tiên trong việc thiết lập mục tiêu quản lý và chăm sóc nhà cửa hiệu quả. Tùy vào mỗi cá nhân hay gia đình, danh sách có thể dài ngắn khác nhau. Và gợi ý điển hình cho một danh sách những việc cần làm là:
Lên danh sách khi mua sắm
Tạo danh sách những đồ dùng hay vật dụng khi mua sắm giúp bạn mua sắm đúng, vừa bảo đảm không thừa không thiếu và không ảnh hưởng đến mức chi tiêu hay kế hoạch tài chính.
Lưu trữ đồ dùng hợp lý
Bạn nên lưu trữ đồ theo từng khu như:
Khu vật dụng vệ sinh: giấy vệ sinh, xà phòng, các loại khăn lau tay,….
Khu chứa rác và phân loại rác thải hay rác tái chế
Khu chứa các dụng cụ dành cho sàn nhà: dụng cụ lau sàn, nước lau sàn, các loại thảm…
Khu chăm sóc nội thất: đồ lau chùi, nước đánh bóng, kềm, vít, đinh, ổ điện,…
Khu dụng cụ nhà bếp: nước lau rửa bếp, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng,…
Vật dụng chế biến thực phẩm: dao kéo, các loại hộp, túi đựng thức ăn, nước rửa rau củ,…
Khu lưu trữ thông tin: tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị gia dụng,…
Lên kế hoạch lau chùi dọn dẹp
Sau mỗi lần nấu nướng, cần đặt để các vật dụng phục vụ nấu bếp về đúng vị trí từ các hũ lọ gia vị, rổ rá, nồi niêu,…Thu dọn gọn gàng đồ dùng nấu bếp, lau chùi bếp núc và khu vực bàn bếp,…ngay sau khi nấu xong hoặc vào cuối mỗi ngày.
Lên kế hoạch sau bao lâu thì lau dọn sàn nhà, lau chùi khử trùng phòng tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa bát, các loại chậu rửa, xô đựng,…
Sắp xếp thời gian dọn nhà
Đôi khi nhiều cá nhân và gia đình đã lên danh sách hay lên kế hoạch chăm sóc nhà cửa. Nhưng vì nhiều lý do mà những việc này bị trì hoãn. Điều này lâu dần sẽ khiến cho nhà cửa thêm bề bộn. Khi nhìn lại các cá nhân càng thêm chán nản, ngại đụng tay vào dọn dẹp.
Xem thêm: Mẹo chăm sóc nhà cửa cho căn nhà luôn tươi sáng
Trích dẫn từ yeutre.vn
Thanh Van