Viễn Cảnh Nào Cho Microsoft Khi Đầu Tư Vào Hệ Sinh Thái Android?

1,090

Thời gian qua, Microsoft đã rục rịch chuẩn bị cho ra mắt các mẫu điện thoại thông minh mới chạy trên nền tảng hệ sinh thái Android.

Đây là thông tin chính thức được một đại diện của Google thông báo. Qua đó, Microsoft sẽ gia nhập đường đua điện thoại công nghệ khi bắt tay hợp tác với Google; và đầu tư vào hệ sinh thái Android. Cả Google và Microsoft đều mong rằng sự hợp tác này sẽ đem đến nhiều phát triển cho đôi bên.

Có thể nói rằng, sự đổi mới này chính là câu trả lời của Microsoft đến người tiêu dùng; sau một thời gian dài “im hơi lặng tiếng” trên thị trường điện thoại thông minh. Khi hợp tác với Google; Microsoft sẽ giải được nhiều bài toán khó của mình về ứng dụng và dịch vụ hệ điều hành.

CEO của Microsoft cho biết: “Hệ điều hành không còn là vấn đề quan trọng nhất với chúng tôi mà là trải nghiệm người dùng và mô hình ứng dụng. Việc người ta sẽ viết app cho thiết bị của hãng thế nào quan trọng hơn nhiều việc ứng dụng đó chỉ dành cho Windows hay Android, bởi tất cả nằm trong bản đồ Microsoft”. “Bản đồ Microsoft” ở đây ám chỉ thị trường dịch vụ cho doanh nghiệp và các tổ chức chuyên nghiệp, nơi đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho hãng này, ví dụ LinkedIn, One Drive hay Office.

Việc hợp tác với Google và gia nhập hệ sinh thái Android là cấp thiết

Sản xuất điện thoại Android đối với Microsoft trước đây vốn không phải việc khó, chỉ cần thay các icon ứng dụng theo chuẩn Microsoft, kết nối thiết bị với dịch vụ One Drive và cài đặt thêm các ứng dụng như Office hay Outlook. Tất nhiên, Microsoft không được kiểm soát toàn bộ tính năng trên điện thoại nhưng sẽ có mặt tại hầu hết các app được sử dụng nhiều nhất.

Trong một khoảng thời gian dài, Microsoft thuyết phục các đối tác như Samsung tung ra smartphone tích hợp các phần mềm, dịch vụ mang dấu ấn của riêng hãng. Ví dụ, mẫu Galaxy Note 10 mới đây được cài đặt dịch vụ Your Phone ở cấp độ hệ thống. Microsoft sẽ tiếp tục kết hợp với Samsung bởi nhà sản xuất Hàn Quốc đang có doanh số thuộc hàng cao nhất hiện nay. Tuy vậy, hãng cần kiểm soát chặt chẽ hơn với trải nghiệm người dùng. Đây chính là lý do Surface Duo ra đời.

Microsoft bắt đầu gia nhập vào hệ sinh thái Android.

Ngoài kho ứng dụng đa dạng, Google Play Store tích hợp dịch vụ di động Google Mobile Services; bao gồm các bản cập nhật trình duyệt đến bảo mật cho thiết bị. Để đảm bảo hệ thống đem lại trải nghiêm mang dấu ấn riêng của Micrsoft; phiên bản Android chạy trên Surface Duo buộc phải được thiết kế riêng. Theo Verge, điều này không gây ra vấn đề phân mảnh giống như nội bộ Android, giúp người dùng của Microsoft tập trung vào sản phẩm của hãng hơn và bớt phân tâm sang các thiết bị khác chạy hệ điều hành tương đương.

Thách thức đặt ra từ Google

Mối hợp tác với Google không hoàn toàn mang lợi cho Microsoft. Việc chạy Android đồng nghĩa với việc Surface Duo phải tích hợp toàn bộ ứng dụng; dịch vụ từ Google. Hãng luôn yêu cầu đối tác khác phải để ứng dụng của công ty tìm kiếm ngay ở màn hình hình chủ; thông thường là trong một thư mục có tên Google. Câu hỏi đặt ra là liệu Microsoft bị yêu sách những điều tương tự, buộc phải cài sẵn, quảng bá cho các app mang thương hiệu Google thay vì cho ứng dụng do chính mình phát triển?

Bên cạnh đó, nếu không đăng nhập Google; người dùng sẽ không thể sử dụng kho ứng dụng Google play hay Google Mobile Services. Đây là yếu tố tiên quyết để sử dụng điện thoại Android. Nói cách khác, người dùng sẽ phải đăng nhập cả tài khoản Microsoft và Android để sử dụng Surface Duo.

Surface Duo phải tích hợp toàn bộ ứng dụng và dịch vụ từ Google khi Microsoft sử dụng hệ sinh thái Android.

Một câu hỏi nữa được đặt ra là liệu Microsoft phải tuân thủ theo quy định của Microsoft; hay CEO Satya Nadella có phương án để đối tác phải nhượng bộ? Đây là điều không dễ giải quyết bởi mới đây; Google vừa quyết định thu phí dùng app riêng của hãng; và trình duyệt Chrome đối với các nhà sản xuất; áp dụng tại thị trường châu Âu. Quyết định này được đưa ra sau khi Google bị Uỷ ban châu Âu phạt 5 triệu USD vì vi phạm chống độc quyền; và trói buộc trái phép hệ thống tìm kiếm cùng trình duyệt Chrome với hệ điều hành Android hồi tháng 7. Doanh thu chủ yếu của Google đến từ hệ thống tìm kiếm và trình duyệt Chrome.

Gia nhập hệ sinh thái Android, Microsoft có thể trở thành đối thủ Google trong tương lai

Hệ sinh thái Android vốn đã là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất trên các thiết bị di động hiện nay. Việc Microsoft gia nhập vào hệ sinh thái này; cũng giúp Google len lỏi vào chính thị trường mà công ty mẹ Surface Duo đang kiếm tiền. Theo một cách nhìn nào đó, trong tương lai; Google có thể trở thành chính đối thủ của Microsoft.

Khi được hỏi về phương án giải quyết các vấn đề liên quan tới Surface Duo; Google không bình luận còn Microsoft chưa đưa ra câu trả lời. Tuy vậy, phải đến cuối năm 2020; khi thiết bị được ra mắt; người dùng mới có được đáp án chính xác.

Trích dẫn từ VnExpress.net

Bảo Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *