Viễn cảnh tươi đẹp nếu Trái Đất không còn túi nilong

762

Túi nilong được liệt kê là một trong số những thảm họa của Trái Đất. Loại rác thải này gây ra quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người. Thậm chí đến cả thảm động vật, thảm thực vật trong tự nhiên. Nhưng mà, rất khó để tìm được đồ vật thay thế được túi nilong. Nhất là ở các nước kém phát triển. Bởi thay thế túi nilong, người ta thường dùng giấy. Trong khi đó, so với giấy, túi nilong có tính kinh tế hơn rất nhiều. Thế nên, cần mất rất lâu để có thể tìm ra một loại đồ vật chứa thay thế hoàn toàn được túi nilong. Một viễn cảnh tươi đẹp được đặt ra với câu hỏi nếu túi nilong biến mất trên Trái Đất. Bạn có thể tưởng tượng ra những thay đổi nếu điều đó xảy ra không?

Từ lâu, Trái Đất đã “lên tiếng cầu cứu” vì túi nilong

Rất nhiều quy định hiện nay đã được ban hành về việc sử dụng và xử lí túi nilong. Ở Việt Nam, các quy định cũng được ban hành. Tuy nhiên, rất khó để kiểm soát toàn bộ. Tất cả đều mong muốn rằng túi nilong không còn là thảm họa với con người nữa. Cũng không là thảm họa kinh điển với những động vật, thực vật xung quanh nữa.

Từ lâu, Trái Đất đã “lên tiếng cầu cứu” vì túi nilong

Trái Đất ngày nào đó nếu không còn túi nilong?

Nhiều người thường băn khoăn rằng, liệu con người có tồn tại được nếu không có túi nilong. Nhưng điều này là hoàn toàn có thể. Bởi lẽ túi nilong được sử dụng chính thức khoảng năm 1957, sau đó mới phát triển và bùng nổ.

Trước đó, loài người vẫn sống mà không hề biết tới loại túi độc hại – mất tới 500 – 1.000 năm mới phân hủy này. Do vậy, một tương lai không túi nilon là điều hoàn toàn có thể hiện thực hóa. Việc loại bỏ túi nilon khỏi cuộc sống của chúng ta là một cách hữu hiệu để kéo dài nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt trên Trái đất.

Những điều bạn có thể không ngờ đến

Bạn có biết, theo ước tính, tiết kiệm 8 chiếc túi nilong có thể đủ năng lượng cho một chiếc xe ô tô chạy trong 1km. Vậy mà cả thế giới lại đang lãng phí tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ để sản xuất túi nilon?

Cứ mỗi phút lại có một triệu túi nilon được sử dụng

Chúng ta biết rằng, 3/4 Trái đất bao phủ bởi nước. Nhưng theo ước tính của các chuyên gia, cứ 1km vuông đại dương lại có khoảng 17.692 mẩu rác (gồm túi nilong và các phế phẩm từ nhựa).

Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong hơn 40 năm qua lượng túi nilon thải ra đây đã gia tăng tới 100 lần. Nếu con người xóa sổ loại chất thải này, đại dương sẽ được trả lại sự trong sạch và tươi đẹp.

Nguyên nhân là bởi trong đại dương, túi nilon lơ lửng và có hình dạng giống loài sứa. Theo các chuyên gia sinh vật học, túi nilon là thủ phạm gây ra cái chết của rùa biển vì chúng không phân biệt được đâu là túi rác, đâu là con mồi thật sự.

Bởi lẽ việc sản xuất loại túi này sẽ thải ra môi trường rất nhiều CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Thêm nữa, túi nilon khi bị đốt cháy sinh ra dioxin và lưu huỳnh, gặp hơi nước sẽ gây nên mưa axit cực kì độc hại. Điều này sẽ không thể xảy ra nếu chúng ta ngừng sử dụng loại túi nguy hiểm này.

Tái chế không phải là chuyện dễ dàng

Theo thống kê của trang Clean Air, cứ mỗi phút lại có một triệu túi nilon được sử dụng. Nhưng chỉ có 1% trong số đó sẽ được tái chế. Như vậy, với giá trị khoảng 200 đồng/túi nilong, xã hội đã lãng phí tới 288 tỷ đồng/ngày. Nếu không có túi nilon, số tiền đó hoàn toàn đem lại giá trị cho cuộc sống. Nhất là cho khoảng 1 tỷ người thiếu lương thực kinh niên trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, bất chấp hiểu rõ sự nguy hiểm của túi nilong, mỗi ngày người Việt ta vẫn thải ra ngoài 2.500 tấn rác nhựa (chủ yếu là túi nilong).

Điều đó tương đương với việc cứ mỗi mét vuông đất trên nước ta lại chứa khoảng 9 “quả bom nổ chậm”. Do vậy, một tương lai không túi nilon sẽ không thể đạt được ngay lập tức. Thay vào đó, cách tốt nhất là hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng một cách bừa bãi túi nilon.

Hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng một cách bừa bãi túi nilon

Làm gì để hạn chế sử dụng túi nilong?

– Nói KHÔNG với việc mua hay sử dụng túi nilon mới. Thay vào đó, hãy chọn mua và tin dùng các loại túi vải, túi giấy tái chế.

– Giặt sạch và tái sử dụng các túi nilong mới dùng 1, 2 lần.

– Bỏ túi nilong đã qua sử dụng vào thùng rác, không tự ý đốt hay chôn lấp trái quy định.

Xem thêm tin tức hay về khoa học tại đây.

Trích dẫn từ khoahoc.tv

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *