Xạ trị chữa ung thư có hiệu quả không?

1,320
Xạ trị bệnh ung thư

Xạ trị là sử dụng chùm tia phóng xạ ion hóa tiêu diệt các tế bào ung thư; hoặc có thể làm thu nhỏ khối u trong cơ thể. Cùng IFU tìm hiểu một số thông tin về xạ trị chữa ung thư nhé!

Thông tin về xạ trị ung thư

xạ trị là phương pháp chữa bệnh ung thư

Xạ trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư khá hiệu quả và phổ biến. Phương pháp này giúp người bệnh kìm hãm sự phát triển khối u và loại bỏ những tế bào ung thư sau khi phẫu thuật. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn muộn, xạ trị giúp bệnh nhân giảm một số triệu chứng ung thư ví như chảy máu, hay khối u chèn ép.

Xạ trị liều cao giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển các tế bào ung thư. Hoạt động với cơ chế làm hư DNA; vậy nên các tế bào sẽ phá vỡ hoặc có thể không còn khả năng phân chia nữa. Nên nó bị loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Tuy vậy, phương pháp này sẽ không có tác dụng ngay lập tức. Cần có sự kiên nhẫn, trãi qua nhiều tuần điều trị thì các tia phóng xạ gây tổn thương DNA và có tác dụng loại bỏ tế bào mang bệnh. Sau khi kết thúc đợt xạ trị, những tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh vẫn tiếp tục chết trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng sau đó.

>>> Đọc thêm các bài viết về y học tại đây.

Các phương pháp xạ trị ung thư

Xạ trị bao gồm xạ trị chùm tia bên ngoài và xạ trị bên trong. Các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Một số yếu tố phải kể đến như loại ung thư, giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí của khối u; tình trạng sức khỏe của người bệnh, độ tuổi của người bệnh; và cả những phương pháp điều trị ung thư đang được áp dụng.

các phương pháp xạ tri

Xạ trị chùm tia bên ngoài

Là phương pháp mà nguồn tia phóng xạ phát ra từ bên ngoài cơ thể người bệnh; đi đến những tế bào ung thư, những khối u nằm trong cơ thể người bệnh. Bệnh nhân sẽ được nằm cố định trên bàn xạ; các bác sĩ sẽ sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để đảm bảo bệnh nhân sẽ nằm cố định khi máy phát ra tia xạ. Máy phóng xạ sẽ di chuyển quanh vị trí người bệnh

Đây là phương pháp điều trị tại chỗ và chỉ xạ trị những tổn thương khối u có xâm lấn khu trú xung quanh. Chẳng hạn như, đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi; các bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị tại vị trí khối u trong phối; và những hạch vùng có nguy cơ cao bị tế bào ung thư lan tới.

Xạ trị áp sát (xạ trị bên trong)

Xạ trị áp sát là cách đưa một nguồn phóng xạ vào bên trong cơ thể bệnh nhân; để đến gần vị trí khối u hay tế bào ung thư cần xạ. Nguồn phóng xạ này có thể ở dạng rắn hoặc lỏng.

Nguồn rắn: Nguồn phóng xạ có thể ở dạng ống kim, sợi; hoặc phiến mỏng được đặt vào những khối u. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ, có tác dụng đối với những bộ phận nhất định bên trong cơ thể người bệnh.

Nguồn lỏng: Nguồn phóng xạ lỏng có ảnh hưởng đến toàn cơ thể người bệnh; vì nó sẽ được di chuyển trong máu với nhiệm vụ tiêu diệt những tế bào và khối u ung thư. Bệnh nhân sẽ được nuốt hoặc tiêm, truyền phóng xạ lỏng vào cơ thể. Bức xạ sẽ được thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và nước bọt trong thời gian nhất định.

Phương pháp khác ngoài xạ trị ung thư

Không có một phương pháp cụ thể nào được áp dụng cho mọi bệnh nhân ung thư; vì mỗi người bệnh có thể phù hợp với phương pháp điều trị khác nhau; và rất nhiều bệnh nhân được điều trị bằng cách kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả tối đa.

Phương pháp xạ trị kết hợp với phẫu thuật, hóa trị,… gọi là điều trị đa mô thức; đây là cách để tăng khả năng kiểm soát bệnh, cơ hội chữa khỏi; và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Xạ trị có thể áp dụng trong hoặc trước và sau các phương pháp điều trị ung thư khác.

Trong trường hợp, xạ trị kết hợp với phẫu thuật:

  • Xạ trị trước phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước của khối u; đây là cách để phẫu thuật được tiến hành dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Xạ trị trong quá trình phẫu thuật: Kỹ thuật viên có thể chiếu tia phóng xạ vào tế bào ung thư; và những tia này không phải qua da. Chính vì thế những mô khỏe mạnh có thể tránh bị tác động bởi bức xạ.
  • Xạ trị sau phẫu thuật: Đây là cách tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.

Nguồn: medlatec.vn

Phạm Diểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *